Xem chân gà chọi là một trong những việc mà sư kê rất quan tâm khi chọn chiến kê. Một con gà chọi có khả năng đá tốt, ra đòn hiểm thì cần một đôi chân chuẩn, đáp ứng được nhiều yếu tố như ngoại hình, màu sắc, loại vảy… Dưới đây là các bí kíp của các cao thủ khi xem chân của gà chọi chi tiết.
Tại sao sư kê phải xem chân của gà chọi?
Khi đánh giá một chiến kê thì đương nhiên anh em phải quan sát tổng quan toàn bộ cơ thể của chú gà từ phom dáng, đầu mặt, cần cổ, chân đùi, lông… Trong đó xem chân gà chọi là bước khá quan trọng. Bởi chân là bộ phận trực tiếp đưa ra các đòn đánh, tấn công vào đối thủ.
Dựa trên kinh nghiệm chơi và huấn luyện gà chọi thì các sư kê lão làng đã phân loại những nhóm chân gà quý, đá hay nên chọn. Cùng với đó, mọi người cũng sẽ hạn chế chọn những loại có dáng chân, loại vảy mà gà đá không tốt, ít được nuôi để đi đá.
Xem chân gà chọi – quan sát tổng quát
Bước đầu tiên trong khi quan sát chân của một chiến kê là cần quan sát tổng quát phần chân. Chân của gà chọi bao gồm 2 phần là đùi gà và cẳng gà. Nhiều địa phương gọi phần cẳng gà (khúc bên dưới đùi) là còng gà hoặc quản gà.
Thông thường xem chân gà chọi gà đá tốt, chơi hay thì sẽ có phần đùi dài hơn phần quản gà. Cách nói của các sư kê nôm na là đùi dài quản ngắn. Phần đùi thì khi anh em nhìn bên hông chính diện phía cánh sẽ thấy đùi to, khi nhìn từ phía trước ức thì thấy đùi nhỏ là được
Xem chân gà chọi chi tiết
Nếu đùi thì chỉ cần chọn đùi to ngang, nhỏ dọc thì phần cẳng gà – quản gà được lựa chọn phức tạp hơn. Anh em phải chú ý đến màu sắc, hình dạng của cẳng gà. Ngoài ra, phần cẳng gà có nhiều bộ phận quan trọng như cựa gà, vảy gà và các ngón chân của gà.
Xem màu sắc và hình dạng
Cẳng gà chọi hiện nay có nhiều màu khác nhau như chì, vàng, trắng, xanh, vàng điểm mực… Khi chọn màu chân thì sư kê thường chọn màu chân giống với màu mỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chân gà được chọn cùng màu với màu lông.
Màu chân và màu lông thường sẽ có những cặp khớp với nhau, được các sư kê đọc tên rất dễ nhớ. Ví dụ, gà lông đen thường đi cùng với chân xanh gọi là gà ô chân xanh, gà tía chọn chân xanh thì có tên là tía chân xanh. Ngoài ra, có các màu chân khác như gà ô xanh mắt ếch, gà tía chân vàng điểm mực… Tuy nhiên, anh em huấn luyện gà chọi thường sẽ không chọn gà chân màu chì.
Khi xem chân gà chọi thì phần hình dáng chân rất quan trọng. Ống chân gà chọi có 2 loại phổ biến là chân vuông và chân tròn. Ống chân tròn thường sẽ có vảy mỏng, hình tròn, bám sát. Ống chân vuông thì có vảy ráp, gồ ghề, nhấp nhô, ở giữa có rãnh thì đá càng hay. Gà chọi chân tròn thì ống chân càng nhỏ càng được ưa chuộng, chân vuông thì nên chọn chân to.
Xem cựa gà chọi
Trên phần cẳng gà thì cựa rất quan trọng và được phân thành nhiều loại khác nhau. Cựa của những con gà đá hay thì cần chọn cựa đóng sát thới càng tốt, tứ là càng sát dưới phần gốc chân thì tốt.
Trong đọc cựa lục đinh và độc của là 2 loại được săn lùng nhất. Cụ thể, mỗi chân gà thường sẽ có 1 đầu cựa. Tuy nhiên những con có 3 đầu cựa/ chân là 2 chân sẽ có 6 đầu cựa thì được người trong giới gọi là cựa lục đinh. Loại này rất hiếm nên có giá đắt. Riêng với gà 1 đầu cựa thì xem chân gà chọi mọi người hay gặp nhất. Cựa thường thì hay cong lên phía trên, cựa có hướng xuống đất thì gọi là cựa chỉ địa.
Màu sắc của cựa gà cũng có nhiều tên gọi khác nhau như cứa trắng là cựa ngọc, cựa một bên trắng một bên đen là cựa nhật nguyệt… Hiện tại thì màu sắc cựa không tác động quá nhiều đến lối đá. Tuy nhiên, anh em thường ưu tiên chọn gà có cựa to, nhọn. Mọi người không nên chọn những con gà không có cựa, sư kê gọi là gà thối cựa.
Xem vảy gà chọi
Xem chân gà chọi thì không được bỏ qua phần vảy. Các tay chơi gà đá lão làng thường sẽ chú ý đến các hàng vảy đặc biệt như từ hàng thứ 1 đến hàng thứ 4 tính từ khớp gối xuống. Vảy đặc biệt nằm ngang cựa và nằm từ cựa xuống đến lưng bàn ngón chân thì là tốt. Những chiếc vảy này mọc đều, sắp xếp đẹp mắt.
Một số loại vảy đẹp mà anh em nên chọn khi đánh giá gà chọi là vảy vấn cán, vảy giao long, vảy liên giáp, vảy dặm…Với các trường hợp vảy không đều, mọc lộn xộn thì không nên chọn nuôi.
Đánh giá bàn chân
Chân gà có cấu tạo gồm 4 ngón. Ngón phía sau ngắn nhất là ngón thời, mọc chĩa hẳn ra phía sau là tốt, mọc quặp về phía trước thì gà hay bị mất cân bằng. Ngón dài nhất của gà chọi là ngón chúa. Thường thì gà có ngón dài, đầu móng to thì tốt nên được ưa chuộng.
Kết luận
Trên đây là bí kíp xem chân gà chọi mà các sư kê lão làng thường áp dụng khi chọn gà chiến. Tructiepsavan.com hy vọng với những kinh nghiệm này thì anh em dễ dàng hơn khi tìm hiểu, đánh giá một chiến kê khi nuôi hay khi đi đá nhé!