Gà chọi âm đòn là thuật ngữ khá lạ với nhiều anh em sư kê mới nuôi gà đá. Đây là tình trạng, gà chọi khi ra sân không nhưng không tung đòn đánh mà còn liên tục bỏ đòn, chạy khỏi sân đấu. Anh em huấn luyện gà đá gặp phải trường hợp này thì vẫn hoàn toàn có cách để khắc phục nhé!
Dấu hiệu nhận biết gà chọi âm đòn
Trong quá trình huấn luyện, gà chọi của anh em thể hiện được sức mạnh, sự bền bỉ, dẻo dai và nhạy bén. Tuy nhiên, gà ra sân thực chiến lại rơi vào thế âm đòn thì sẽ có các biểu hiện như sau:
- Gà chọi khá rụt rè, nhút nhát. Trong ánh mắt có nét hiền lành không hung hăng hay nhanh nhạy như lúc tập luyện ở nhà.
- Luôn thể hiện sự sợ hãi khi gà đối thủ tiếp xúc gần như kêu to, sợ hãi, vỗ cánh mạnh liên tục…
- Khi thấy đối phương dù nhỏ con hay gà chưa trưởng thành tiếp cận thì gà âm đòn thường rất sợ, nhảy lung tung, chạy trốn.
- Tướng đi của gà chọi bị âm đòn thường không tự nhiên, luôn quan sát xung quanh và bước những bước rất chậm, rụt rè.
Các nguyên nhân dẫn đến gà chọi âm đòn
Trong các kinh nghiệm nuôi gà đá thì các sư kê sành sỏi cho biết gà bị âm đòn thì sẽ do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Gà anh em mới mua về đang còn non, lạ lẫm với sân đấu nhưng mọi người đã cho chúng đi đá luôn.
- Gà chọi ở nhà đá rất hay, luôn máu chiến, chơi hết mình nhưng đá được nữa trận thì âm đòn, bỏ chạy. Có thể trong quá trình hai chiến kê giao tranh, gà của anh em đã bị thương. Sau khi hết trận ra về thì gà chọi dần trở nên nhút nhát, sợ ra sân.
- Gà chọi ở giai đoạn mới lớn nhưng được nuôi nhốt gần các con mạnh, đã có kinh nghiệm ra sân. Gà chọi âm đòn thường sẽ quan sát gà xung quanh và thấy chúng gáy vang, tự tin, khỏe mạnh hơn thì sẽ tự sinh ra tâm lý sợ hãi, chưa bắt đầu xuất đòn thì đã bỏ chạy.
- Một nguyên nhân nữa dẫn đến gà bị âm đòn là trận đấu trước chúng gặp đối thủ quá mạnh. Về tinh thần và thể lực của chúng đều bị tổn thương nghiêm trọng, chưa kịp phục hồi. Khi tham gia ngay vào trận sau thì khả năng cao là chúng bị âm đòn.
Làm gì khi gà chọi bị âm đòn?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân dẫn đến gà chọi âm đòn mà các sư kê sẽ có phương pháp khắc phục, điều trị hiệu quả cho chiến kê của mình.
- Lạ chỗ, lạ sân đấu: Những con gà bị âm đồn do lạ chỗ ở, lạ sân đấu thì anh em cần cho chúng thời gian để làm quen. Tuyệt đối không làm gà hoảng sợ khiến chúng tự làm tổn thương mình. Gà mới sẽ được nuôi cách biệt, không cho ở gần các chiến kê quá mạnh. Sau thời gian tập luyện, làm quen thì sẽ bắt đầu tập vần thử.
- Do bị thương: Nếu bản chất gà chọi của mọi người đá hay, ra đòn tốt nhưng vì bị thương mà dẫn đến âm đòn thì cần phải chăm sóc, can thiệp ngay. Sư kê luôn phải đảm bảo gà của mình đã khỏe mạnh hoàn toàn, ăn uống đầy đủ thì mới cho gà ra sân trở lại.
- Gà mới lớn: Gà chọi âm đòn là những con gà mới lớn thì cần giúp gà lấy là sự tự tin bằng cách nuôi nhốt ở các khu vực riêng biệt. Khi gà tập luyện, anh em sắp xếp cho chúng đứng tham gia với những con yếu thế hơn để chúng tự tin ra đòn, tập luyện dần các đòn đánh cơ bản đến nâng cao.
Lưu ý khi chữa gà chọi âm đòn
Khi gà chọi bị âm đòn thì mọi người luôn mong muốn nhanh chóng chữa trị cho chúng. Khi thực hiện chữa âm đòn cho gà thì chủ kê cần lưu ý hai vấn đề sau:
Gà chọi âm đòn có thể chữa nhưng không phải con nào cũng sẽ thành công: Thực tế những chiến kê còn khỏe, tới pin… bị âm đòn thì mới có cơ hội để chữa và đi đá lại vào những trận sau. Những con gà bị âm đòn bẩm sinh, trong tập luyện cũng rất sợ hãi thì khó có thể chữa được.
Thời gian chữa âm đòn cho gà thường rơi vào khoảng 1 – 2 tháng là ít nhất. Nếu anh em quá vội vàng để cho gà ra sân trở lại khi chưa đủ tự tin và sức khỏe thì quá trình bị âm đòn sẽ lại tiếp tục diễn ra. Vì vậy, mọi người vừa chăm sóc vừa theo dõi sự phục hồi của chiến kê để giúp gà thoát khỏi tình trạng bị âm đòn nhanh nhất.
Gà chọi âm đòn khiến nhiều sư kê lo lắng. Tuy nhiên, mọi người nắm bắt được tình hình, hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc âm đòn thì Tructiepsavan tin chắc rằng anh em sẽ chữa khỏi vấn đề âm đòn cho gà nhanh chóng. Sư kê có gà đang rơi vào trường hợp âm đòn thì tham khảo ngay nội dung này để chữa cho gà nhé!