Gà chọi mất gân có ảnh hưởng lớn đến việc gà đi lại, di chuyển cũng như ra đòn khi thi đấu. Khi chiến kê của anh em rơi vào trường hợp mất gân thì khả năng cao là thua trận nếu đi đá chuyên nghiệp. Sư kê nuôi gà chiến cực muốn tránh việc mất gân, tụt lực của chúng thì nắm ngay 4 kinh nghiệm dưới đây.
Gà chọi bị mất gân là bệnh gì?
Gà chọi mất gân là trường hợp gà chiến đi lại khó khăn, hay bị ngã. Lúc gà đá thì đòn đá rất nhẹ, mọi người thấy rất thiếu lực. Những con gà này chỉ cần tham gia từ 2 – 3 hiệp thì không thể thực hiện các cú nhảy lên, ra đòn nữa. Thay vào đó, chúng bắt đầu bỏ chạy hoặc đứng chịu đòn từ đối thủ.
Do đó, trước khi cho chiến kê đi thi đấu chuyên nghiệp thì mọi người cần phải chú ý quan sát đôi chân của gà. Mọi người kiểm tra khi gà đi lại, chạy nhảy. Nếu thấy chúng đi lại không như bình thường thì không nên cho gà đi đá nữa mà cần tập trung ngay để điều trị và xử lý càng sớm càng tốt.
Tại sao gà chọi mất gân?
Hiện nay, các sư kê lâu năm đã nắm được lý do mà khiến gà chọi bị mất gân. Anh em nuôi gà biết rõ nguyên nhân chiến kê của mình mất gân thì từ đó mới có thể điều trị tốt nhất.
- Tiêm chủng sai kỹ thuật: Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà chọi thì gà cần được tiêm các loại thuốc bổ, tiêm phòng bệnh. Tuy nhiên, nhiều người chưa có kinh nghiệm khi tiêm vào cơ đùi sai cách, tiêm kháng sinh liều cao, tiêm trong thời gian dài dẫn đến gà chọi mất gân.
- Chế độ ăn: Gà chọi nhưng chỉ cho ăn các thức ăn công nghiệp, không bổ sung đủ đa dạng các thức ăn khác, thiếu các dưỡng chất quan trọng.
- Cách tập luyện sai, cường độ quá cao: Gà tập vần hơi, vần đòn, om chườm nhưng không đúng cách và thực hiện quá nhiều, cường độ lớn.
- Cho gà tập luyện quá sớm: Những con gà tơ chưa đủ tuổi nhưng anh em vội vàng cho gà vần, ép đón quá sớm, quá tải thì chúng rất nhanh bị mất gân.
- Để gà đạp mái quá nhiều: Từ lần thay lông 1 sang lần 2, gà chiến đạp mái quá nhiều, liên tục thì khả năng mất gân cũng rất cao.
- Do yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy một vài dòng gà gặp tình trạng mất gân khi từ vụ thay lông 1 sang vụ thay lông 2. Nguyên nhân này hiện tại vẫn chưa tìm ra được hướng điều trị.
- Do sốt cao, tiêu chảy dài ngày, không vận động: Gà thường có thể mắc các căn bệnh rất phổ biến như sốt cao, tiêu chảy. Tuy nhiên, chúng không được điều trị nên dễ dẫn đến mệt mỏi, ít vận động. Dần về sau thì gà chiến bị mất gân, lực đá giảm sút nghiêm trọng.
4 kinh nghiệm điều trị khi gà chọi mất gân
Sau khi đã chẩn đoán được vấn đề gà chọi bị mất gân thì ngay lập tức các sư kê sẽ bắt tay tìm hiểu nguyên nhân và điều trị cho gà cưng. Cụ thể, từ các lý do trên mà mọi người sẽ có các cách để điều trị như sau:
- Cải thiện chế độ ăn: Ngoài các thức ăn thông thường như lúa, thóc, thức ăn công nghiệp thì anh em cần tăng cường các loại rau xanh (cà chua, giá đỗ, rau muống…) và các loại mồi tươi (thịt bò, tôm, giun, dế…). Mỗi tuần gà có thể ăn thêm 1 quả vịt lộn vào bữa trưa.
- Các bài tập luyện: Gà chọi mất gân cần tập luyện để lấy lại lực chân với các bài tập riêng. 14 ngày đầu thì gà sẽ được đi lại tự do, thoải mái ăn uống. Sau đó, sư kê áp dụng các bài tập như dùng tay nâng cả chiến kê lên khoảng 10cm so với mặt đất rồi thả gà xuống. Độ cao này sẽ tăng dần khi gà quen. Thời gian tiếp theo, anh em kết hợp cột tạ vào chân để gà tập lực, tập chạy lồng. Cuối cùng thì phải xổ thử gà (cần bịt cựa) để kiểm tra sức khỏe của chiến kê trước khi đi thi đấu trở lại.
- Om bóp gà chọi: Khi chữa gà chọi bị mất gân thì mọi người lưu ý không thực hiện om bóp. Sau khi tình trạng mất gân được cải thiện thì gà mới được om bóp bằng rượu nghệ.
- Dùng thuốc: Hiện nay, thị trường đã có những sản phẩm thuốc tăng gân gối cho các gà chiến. Sư kê mua về dùng cho gà sau khi mới đi đá về để phục hồi gân.
Lưu ý khi chăm sóc, điều trị gà mất gân
Gà chọi mất gân không khiến gà cưng mất mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến khả năng ra sân của chúng. Vì vậy, anh em chuẩn bị nuôi gà đá thì cần lưu ý những điểm sau:
- Cho gà tập luyện hay vận động quá ít thì gà có thể bị teo cơ đùi hoặc mắc các căn bệnh khác. Tuy nhiên, chiến kê tập quá nặng, liên tục thì chân gà chọi mất gân, tụt lực. Do đó, người nuôi cần tùy vào từng tình trạng thể lực mà chọn các bài tập phù hợp với chiến kê.
- Trong quá trình nuôi, anh em nhớ không cho gà uống quá nhiều kháng sinh. Thay vào đó là bổ sung các khoáng chất, rau củ trong khẩu phần ăn, không tập trung quá nhiều các loại thức ăn công nghiệp.
- Om bóp, vào nghệ là cách chăm sóc gà rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, sư kê phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, đúng cách và liều lượng. Nếu chưa có kinh nghiệm thì anh em nên tìm hiểu, học hỏi các kỹ thuật này từ sư kê lâu năm rồi mới làm.
- Trước và sau khi đi đá thì gà chọi không nên đi đạp mái. Số lượng lần đạp mái luôn được sư kê kiểm soát. Ngoài ra, chủ kê bổ sung canxi để gà sau thi đầu nhanh hồi phục, khỏe mạnh.
Kết luận
Các nội dung về gà chọi mất gân đã được Tructiepsavan chia sẻ chi tiết ở trên đây. Anh em đang đầu tư nuôi và huấn luyện gà chọi xem ngay và áp dụng khi chiến kê có dấu hiệu bị mất gân hay tụt lực đá nhé!